hướng dẫn thủ tục công chứng

Hướng dẫn thủ tục công chứng

Nhằm hạn chế việc đi lại nhiều lần và tiết kiệm thời gian, quý khách vui lòng đọc kỹ thông tin hướng dẫn:

– Người yêu cầu công chứng phải đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Người không đủ năng lực hành vi dân sự phải có người đại diện theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp, người yêu cầu công chứng không biết đọc, biết viết, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng, nếu không biết tiếng Việt thì phải có người phiên dịch.

– Trường hợp người yêu cầu công chứng là người đại diện theo ủy quyền thì phải có hợp đồng ủy quyền hợp lệ để chứng minh là người đại diện hợp pháp.

– Trường hợp người yêu cầu công chứng là người đại diện cho pháp nhân thì phải có: Biên bản họp của Hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị/đại hội cổ đông/ban chủ nhiệm Hợp tác xã/đại hội xã viên về việc chấp thuận nội dung chính của hợp đồng như: đối tượng, giá cả, thời hạn…hoặc văn bản đồng ý của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với giao dịch không thuộc thẩm quyền quyết định của người đại diện theo pháp luật (theo quy định của điều lệ doanh nghiệp và văn bản pháp luật)…và cử người đại diện ký kết hợp đồng.

trình tự thủ tục công chứng

Trình tự thủ tục công chứng:

– Người yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho nhà ở, quyền sử dụng đất ở chuẩn bị và nộp trực tiếp hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch.

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở hợp lệ: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở …, tờ khai/thông báo nộp thuế, lệ phí trước bạ nhà, đất.

+ Bản vẽ hiện trạng nhà đất do cơ quan có thẩm quyền lập hoặc duyệt áp dụng cho:

1. Trường hợp các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà là giấy tờ chưa được cấp đổi sang giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở (gọi chung là giấy trắng).

2. Trường hợp mua bán, chuyển nhượng, tặng cho một phần nhà ở, quyền sử dụng đất ở

+ Bản thảo hợp đồng do các bên tự soạn thảo hoặc theo mẫu.

+ Văn bản xác định đối tượng hợp đồng, giao dịch.

+ Bản phô tô các giấy tờ tùy thân gồm:

·Đối với cá nhân:

– CMND, hộ khẩu thường trú.

– Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng (trong trường hợp bên chuyển nhượng là cá nhân):

1. Án ly hôn chia tài sản/án phân chia thừa kế/văn bản tặng cho tài sản…

2. Thỏa thuận phân chia tài sảnchung riêng/nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng.

3. Văn bản cam kết/thỏa thuận về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

4. Giấy chứng nhận kết hôn/xác nhận về quan hệ hôn nhân (trong trường hợp sống chung từ trước năm 1987 đến nay nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn).

5. Giấy tờ xác định về việc tài sản nằm ngoài thời kỳ hôn nhân:

* Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân (chưa đăng ký kết hôn từ trước đến nay)

* Xác nhận về tình trạng hôn nhân từ khi ly hôn/từ khi vợ – chồng chết đến nay chưa đăng ký kết hôn lại …) trên cơ sở đối chiếu với thời điểm tạo dựng tài sản.

·Đối với pháp nhân, doanh nghiệp:

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện, Giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Điều lệ của doanh nghiệp và các giấy tờ cần thiết liên quan khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Nhấn vào đây để xem toàn bộ Thủ Tục Công Chứng:

Hướng dẫn cách tra mã số định danh cá nhân nhanh chóng qua mạng

Đối với người có căn cước công dân gắn chíp

Cách kiểm tra mã số định danh cá nhân trong trường hợp này rất đơn giản. Đối với những người đã có căn cước công dân gắn chip thì số định danh cá nhân chính là dãy số gồm 12 chữ số được in trên căn cước công dân gắn chip.

Đối với người chưa có căn cước công dân gắn chíp

Để tìm số định danh cá nhân của mình, bạn có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quản lý cư trú của Bộ công an tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/ và sau đó chọn “Đăng nhập” ở góc bên phải màn hình.

cổng tra cứu số định danh cá nhân
Trang chủ Cổng dịch vụ công quản lý cư trú để tra số định danh cá nhân

  • Bước 2: Chọn loại tài khoản bạn muốn đăng nhập.

tìm số định danh cá nhân
Chọn loại tài khoản đăng nhập để tìm số định danh cá nhân

  • Bước 3: Sau đó, chọn hình thức Đăng nhập là Tài khoản được cấp bởi Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Tài khoản cấp bởi Bưu điện Việt Nam.
  • Bước 4: Tiến hành đăng nhập, nếu bạn chưa có tài khoản thì tiến hành đăng ký.

hệ thống tra cứu số định danh cá nhân qua mạng
Hoàn thiện các yêu cầu để đăng nhập vào hệ thống

(Quý khách có thể truy cập website Thuvienphapluat để biết thông tin chi tiết)

 

  • Bước 5: Chọn Thông báo lưu trú ở cuối trang.

kiểm tra mã số định danh cá nhân
Chọn mục thông báo lưu trú để xem số định danh cá nhân

  • Bước 6: Xem số định danh cá nhân.

cách tra cứu số định danh cá nhân
Số định danh cá nhân được hiển thị dưới phần tên của công dân

Tra cứu số định danh cá nhân cho trẻ em

Theo quy định tại Điều 14 và 15 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, công dân được cấp số định danh cá nhân khi:

  • Đăng ký khai sinh
  • Làm căn cước công dân

Theo quy định trên, hiện nay trẻ em đều được cấp mã định danh cá nhân khi từ khi đăng ký khai sinh. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng chưa được cấp thẻ CMND/CCCD nên không tạo được tài khoản Dịch vụ công Quốc Gia và không thể thực hiện việc tra cứu số định danh cá nhân trên mạng.

Vì vậy, để tìm số định danh cá nhân cho trẻ em, các bậc phụ huynh có thể xem trực tiếp trên giấy khai sinh của trẻ. Mã số định danh bao gồm 13 số đã được in sẵn trên giấy khai sinh của trẻ.

Trong trường hợp phụ huynh không tìm thấy số định danh cá nhân của trẻ trên giấy khai sinh thì cần liên hệ đến công an tại khu vực nơi đã đăng ký giấy khai sinh cho trẻ để được cung cấp. Lưu ý: Khi đi, phụ huynh cần mang theo giấy khai sinh của con để xuất trình cho cán bộ công an kiểm tra, xác thực.

tra cứu số định danh cá nhân trẻ em mới nhất
Cách tra cứu số định danh cá nhân của trẻ em

Số định danh cá nhân có thể dùng để làm gì?

Mỗi người sẽ có một mã số định danh cá nhân và nó chứa đựng các thông tin cơ bản của một công dân. Những thông tin này được thống nhất quản lý và cập nhật vào trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Công an. Theo đó, bạn có thể dùng mã định danh cá nhân trong một số trường hợp như sau:

  • Chứng minh nhân thân trong các cuộc giao dịch, hợp đồng, thủ tục hành chính,…
  • Tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  • Đăng ký tài khoản định danh điện tử để dùng thay thế cho giấy phép lái xe, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,…
  • Thay thế cho mã số thuế cá nhân để khai báo thuế theo quy định tại khoản 7 Điều 35 của Luật Quản lý thuế 2019.
  • Thay thế cho giấy tờ tùy thân khi mua nhà ở theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định 30/2021/NĐCP khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, doanh nghiệp được kết nối và vận hành.
  • Mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện, yêu cầu mở thẻ khác nhau. Với khách hàng đủ từ 18 tuổi khi có các giấy tờ thân nhân chứa mã định danh cá nhân sẽ được làm thẻ ngân hàng.(Quý khách có thể truy cập website
    Thuvienphapluat để biết thông tin chi tiết)https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/29765/huong-dan-dang-ky-tai-khoan-tren-cong-dich-vu-cong-quoc-gia